CHĂM SÓC BẢN THÂN

Giúp con tự lập trong việc chăm sóc bản thân. Xây dựng sự tự tin, hình ảnh tốt đẹp về cách con nhìn bản thân mình “Con làm được”.

  • Tự mặc và cởi quần áo.
  • Tự mang và tháo giày dép, nón, khẩu trang.
  • Tự rửa tay, đánh răng, chải tóc, lau miệng.
  • Tự ăn uống.
  • Tự ngủ.

CHĂM SÓC MÔI TRƯỜNG

Giúp con vận động với đôi bàn tay của con, vận động lớn của con. Tự đưa ra lựa chọn trong hoạt động. Được truyền cảm hứng và có đam mê với công việc thường ngày.

  • Quét nhà, lau nhà;
  • Chuẩn bị và dọn dẹp chỗ ngủ;
  • Bưng bê đồ vào cất sau khi đi chợ;
  • Lau kệ để đồ chơi, lau cửa kính;
  • Lau dọn bàn ghế, dọn dẹp sau khi ăn xong,…
  • Bỏ quần áo vào máy giặt, phơi, xếp và bỏ vào tủ,…
  • Tưới cây, trồng cây, cắt lá vàng, quét dọn sân,…
  • Chăm sóc vật nuôi: cho ăn, cho uống nước,…

Lưu ý: Hoạt động cung cấp theo khả năng của trẻ, người lớn là người làm chính, trẻ có thể làm hoặc quan sát hoặc chỉ tham gia vào một phần trong công việc

HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP

Giúp con vận động với đôi bàn tay của con. Tự đưa ra lựa chọn trong hoạt động. Hiểu được một chu trình hoạt động “lấy ra vật dụng/ đồ chơi ra góc chơi của con, hoạt động với chúng, cất dọn trả về vị trí cũ sau chơi xong”.

  • Đồ chơi sẵn có trong gia đình;
  • Hoạt động bỏ tăm, lắp ghép, thả khối…
  • Hoạt động nghệ thuật: vẽ màu sáp/ nước, vẽ phấn;
  • Hoạt động với nhạc cụ trống, kèn….
  • Hoạt động dán/ cắt giấy;
  • Hoạt động nặn đất nặn, lăn bột tạo hình.

Lưu ý: khi đặt các vật dụng/ đồ chơi tại góc chơi của con chỉ đặt nhiều nhất là 6 bộ, còn lại cất trong tủ và có thể xoay vòng hàng tuần tùy khả năng và sở thích của con. Trong một bộ không quá nhiều chi tiết, vd: màu sáp chỉ để 02 màu/ lần.

HOẠT ĐỘNG BẾP

Giúp con vận động với đôi bàn tay của con. Tự đưa ra lựa chọn trong hoạt động. Được truyền cảm hứng và có đam mê với công việc thường ngày này.

  • Chuẩn bị bàn ăn, dọn dẹp bàn ăn;
  • Lau bàn ăn;
  • Rửa chén, lau chén, sắp xếp chén;
  • Chuẩn bị thức ăn: lặt rau, rửa rau, bóc trứng, cắt trái cây mềm bằng dao an toàn cho trẻ, trộn salad, bóc tỏi, đánh trứng….

Lưu ý: Hoạt động cung cấp theo khả năng của trẻ, người lớn là người làm chính, trẻ có thể làm hoặc quan sát hoặc chỉ tham gia vào 1 phần trong công việc.

VẬN ĐỘNG LỚN VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

  • Trẻ luôn sáng tạo và nỗ lực tối đa để đạt được những kỹ năng vận động của mình.
  • Hát những bài hát kèm vận động cho con vận động theo;
  • Vẽ những đường kẻ cho trẻ nhảy ở khu vực trống không có đồ vật xung quanh;
  • Trẻ có thể muốn tự mình mang bưng đi những vật nặng như giỏ đồ giặt, bưng ghế, bưng chén dĩa,…
  • Nếu có không gian bên ngoài trẻ có thể chạy, đi xe thăng bằng,…
  • Chăm sóc vườn: trồng cây, tưới cây, xúc đất,…

CUNG CẤP MÔI TRƯỜNG GIÀU NGÔN NGỮ

  • Cung cấp vốn từ, giúp con sử dụng ngôn ngữ thể hiện bản thân, nói lên mong muốn và cảm xúc của con;
  • Cho con biết tên gọi của những vật, con vật mà con thấy trong nhà hoặc những nơi con tiếp xúc, những hành động mà con và ba mẹ làm cùng, những cảm xúc mà chúng ta đang có;

VD: lặt rau muống, cho con cầm sờ và gọi tên “rau muống”,… hoặc “mẹ ngắt rau ra”, “con đang ngắt ra”… hoặc “mẹ thấy con rất giận dữ và khóc nhiều”, “mẹ cảm thấy đau khi con làm như vậy”,…
Đọc sách, đọc thơ, vè, hát,…

Lưu ý: Nên có những cuộc trò chuyện ngẫu hứng với con, có sự giao tiếp chủ động với con (có người nghe và người nói);
Người lớn giao tiếp với nhau hòa đồng, nhỏ nhẹ, lịch sự con cũng học được điều đó nữa.

GỢI Ý DÀNH CHO NGƯỜI LỚN

  • Hãy quan sát vận động của con đã có thể tham gia vào hoạt động nào để có thể mời con cùng làm. Vd: bóc vỏ trứng khi con có khả năng sử dụng đầu ngón tay cầm những vật nhỏ. Hoặc con còn cho đồ vào miệng khám phá thì không nên cho con tham gia vào việc đánh trứng sống;
  • Hãy mời con một cách ngắn gọn và vui vẻ, cho con sự lựa chọn để có thể lôi kéo được sự chú ý của con VD: “đi với mẹ, mẹ có cái này cho con xem”, “con muốn bỏ cái áo này hay cái quần này vào máy”, “con muốn vẽ hay muốn làm đất nặn”, “mình rửa rau nha”…
  • Để hướng dẫn con cách làm mà không làm mất hứng thú của con, hãy ngắn gọn và cùng làm chung, giao tiếp mắt với con.