Độc lập trong việc thay quần áo ở trẻ 2,5 tuổi

Để trẻ có thể tự mặc quần áo một cách độc lập, rất nhiều thứ cần phải được thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý để giúp ba mẹ có thể trải nghiệm quá trình này của trẻ một cách tận hưởng hơn.

Ba mẹ đã từng đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta muốn trẻ tự mặc quần áo?

  • Vì tôn trọng đứa trẻ.
  • Để hỗ trợ sự độc lập của trẻ và phát triển khả năng tự chủ
  • Để giúp phát triển ý thức về bản thân và phát triển lòng tự trọng của trẻ.
  • Để dạy các kỹ năng sống thực tế bao gồm các kỹ năng vận động tinh.
  • Bởi vì trẻ có thể, trẻ có khả năng nếu chúng ta cho trẻ cơ hội và kỹ năng.
  • Để trẻ có thể phát huy được ý chí đang phát triển của mình.

Vậy ba mẹ có muốn trẻ tham gia tích cực vào việc tự chăm sóc bản thân nhất có thể ngay từ khi mới sinh ra?

Có một câu trích dẫn từ cuốn sách Montessori From The Start mà ắt hẳn nhiều ba mẹ ở đây đã từng đọc: “Như trong mọi lĩnh vực chăm sóc cá nhân, sự độc lập của trẻ là mục tiêu cuối cùng của chúng tôi. Sự độc lập trong trang phục có nhiều khía cạnh. Chúng tôi không phải muốn sự độc lập này của trẻ để giải thoát người lớn khỏi việc mặc quần áo cho trẻ. Mục đích chính của chúng tôi thậm chí không phải là để mặc quần áo cho trẻ. Mục đích của chúng tôi trong việc dạy trẻ tự mặc quần áo liên quan đến việc sự hình thành cá nhân của chính bản thân trẻ. Việc trẻ cảm thấy thế nào về bản thân sau khi mặc quần áo mới là điều quan trọng nhất.” – trích Montessori From The Start.

Để trẻ có thể tự mặc quần áo một cách độc lập, rất nhiều thứ cần phải được thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý để giúp ba mẹ có thể trải nghiệm quá trình này của trẻ một cách tận hưởng hơn. Đừng cảm thấy áp lực khi bắt trẻ tự mặc quần áo ở một độ tuổi cụ thể, hãy làm theo sự hướng dẫn của trẻ.

“Nếu bạn dành thời gian và công sức để lựa chọn quần áo cho con mình một cách cẩn thận, chỉ cho con cách tự mặc quần áo và cho phép con thực hành, con có thể tự mặc và cởi quần áo ngay khi được 14 tháng tuổi. Con sẽ ổn thôi theo cách của con để phát triển sự độc lập hoàn toàn trong cách ăn mặc. Tuy nhiên, có hai khía cạnh nữa liên quan đến việc làm cho sự độc lập mới được hình thành này trở nên trọn vẹn. Con cần tự mình lựa chọn mặc gì và tham gia vào việc chăm sóc và cất giữ quần áo của mình.” – trích dẫn từ cuốn sách Montessori From The Start.

Quần áo rộng rãi, thoải mái, đây là yếu tố TIÊN QUYẾT! Có thể tăng kích thước quần áo lên 1-2 size, chẳng hạn như cổ đủ rộng để áo dễ mặc, vải thun co giãn. Hãy tránh những chiếc áo kiểu dáng ôm vừa vặn.

Thắt lưng co giãn – ba mẹ có thể chọn những chiếc quần có cạp co giãn mà không có bất kỳ nút hoặc khóa cài nào.

Áo không có nút hoặc cài khuy – trong giai đoạn này trẻ em sẽ học cách cài nút, tuy nhiên chúng ta nên cân nhắc thời điểm đem đến áo có nút cho trẻ. Một cách tốt nhất, chúng ta có thể bắt đầu bằng áo khoác ngoài hoặc áo len có nút rộng và có khoảng 4-5 nút.

Quần áo thoải mái – quần áo tạo cảm giác dễ chịu, chất liệu vải tự nhiên, màu sắc nhã nhặn không có quá nhiều họa tiết rối mắt và quần áo mà trẻ muốn mặc.

Quần áo phù hợp với thời tiết, vùng khí hậu cũng như môi trường ngoại cảnh của trẻ.

Nếu con không muốn tự mặc quần áo, ba mẹ không cần quá lo lắng, ba mẹ sẽ mặc quần áo cho con nhưng vẫn đề nghị “Con có thể đưa tay qua đây được không?”, “Con có thể kéo quần lên bây giờ.” Con đã trải qua những giai đoạn mà con không quan tâm đến việc tự mình làm việc đó. Mặc dù hiện tại con sẽ la hét và ném quần áo nếu không được phép tự mình làm điều đó. Một khi trẻ mới biết đi đã thành thạo một kỹ năng, trẻ có thể rất quyết đoán khi sử dụng kỹ năng đó!

Thời gian mặc quần áo thường xuyên không bị gián đoạn – trẻ cần mặc quần áo một mình mà không có áp lực từ người khác đang xem.

Làm cho quần áo dễ lấy – trong tủ quần áo của trẻ, trong giỏ, trên sàn hoặc xếp gọn gàng trên ghế.

Ghế thấp để thay quần áo – một số trẻ sẽ ngồi trên sàn hoặc có lẽ là mép giường, nhưng một chiếc ghế thấp có thể hỗ trợ khi mặc quần, tất và giày.

Giỏ để đựng quần áo bẩn – không phải để mặc quần áo mà để chăm sóc cá nhân (để chúng ta không mặc lại quần áo bẩn) và để giữ cho không gian ngăn nắp.

Cung cấp sự lựa chọn về quần áo – điều này rất quan trọng để phát triển khả năng tự chủ, đối với một số trẻ, lựa chọn có hai lựa chọn là đủ, ở độ tuổi 2,5, chúng ta thường có sẵn 4-5 chiếc áo (kết hợp giữa tay áo dài và tay ngắn) và quần (một số quần, một số quần shorts). Nhưng con số chính xác thay đổi tùy thuộc vào số lượng trang phục mà con đã mặc trong một ngày thì ba mẹ có thể ước lượng số lượng để chuẩn bị lượng quần áo phù hợp cả ngày cho con.

Tốt hơn có thể chuẩn bị một cái gương để con có thể tự quan sát lúc đang mặc quần áo và soi lại bản thân sau khi đã mặc xong.

  • Quan sát và làm theo trẻ – như đã đề cập ở trên, có thể có lúc trẻ muốn tự làm việc đó, làm theo sự hướng dẫn của trẻ và chỉ giúp đỡ khi cần thiết.
  • Hãy kiên nhẫn.
  • Nếu trẻ không yêu cầu trợ giúp, hãy chờ và đợi một chút trước khi bước vào.
  • Dành thời gian cho trẻ tập mặc quần áo – lúc này bạn không cần phải vội vã ra khỏi cửa.
  • Đừng tạo áp lực – chúng tôi muốn duy trì cảm giác tích cực trong việc tự mặc quần áo.
  • Hãy nhất quán – như với tất cả mọi thứ Montessori, nhất quán với cách tiếp cận của bạn, nhất quán với kỹ thuật của bạn, nhất quán với mong đợi của bạn, nhất quán với ngôn ngữ của bạn.

Chúng ta hãy xem việc mặc quần áo cho trẻ như một cơ hội để kết nối với con mình, để chúng ta cùng nhau nhẹ nhàng trải qua và hướng dẫn con trong quá trình mặc quần áo.

Trẻ ở giai đoạn 2,5 tuổi có thể ăn mặc hoàn toàn độc lập nhưng thường xuyên mặc ngược áo phông và quần. Ở đây ba mẹ có thể hiểu rằng việc quan trọng trong giai đoạn ở đây là gì, có phải là việc trẻ mặc được quần áo không. Vậy nên những lần con mặc ngược quần áo thì hãy quan sát con, hãy trân trọng giây phút con đang hoàn thiện kỹ năng mặc quần áo.

– Nguồn: Sách “Montessori: From the Start by Paula Polk Lillard”

– Dịch thuật: Cô Hà My – Giáo viên trường mầm non Aurora Montessori

– Thu âm: Cô Hà My – Giáo viên Montessori (được cấp bằng Giáo viên Montessori quốc tế bởi IMC).