Trở thành cha mẹ Montessori trong thế kỷ 21

MỜI BA MẸ CÙNG LẮNG NGHE!

  • Nguồn bài viết: montessoriparenting.org
  • Dịch thuật: Cô Hà My – Giáo viên trường mầm non Aurora Montessori
  • Thu âm: Cô Hà My – Giáo viên Montessori (được cấp bằng Giáo viên Montessori quốc tế bởi IMC&VMC).

Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra trước khi chúng ta bắt đầu hành động làm một điều gì đó, chẳng hạn “Liệu việc trở thành cha mẹ Montessori có thể cân bằng được với cuộc sống bận rộn, lịch trình phức tạp, ngân sách hạn chế và nguồn lực khác nhau của mỗi gia đình không không?”, “Làm thế nào để đem Montessori về nhà?”, “Làm thế nào để trở thành cha mẹ tỉnh thức?”,…Thời điểm chính mỗi bậc làm cha làm mẹ đặt những câu hỏi cho mình, Montessori đã và đang len lỏi vào trong tâm trí của cha mẹ và thời điểm ấy cũng là khởi nguồn cho những sự chuyển hoá mạnh mẽ bên trong cha mẹ để đồng hành cùng con thực sự trọn vẹn và đầy tận hưởng. 

Phải chăng khi các bậc cha mẹ bắt đầu khám phá và khám phá phương pháp Montessori cho gia đình mình, sớm hay muộn chúng ta rất dễ rơi vào “Bẫy Pinterest” khét tiếng. Thông qua các công cụ hỗ trợ từ Internet hay các cuộc gặp gỡ phụ huynh trực tuyến, chính chúng ta cũng bị choáng ngợp bởi lẽ một loạt các hoạt động giáo dục, học cụ/học liệu làm bằng tay, các tác phẩm nghệ thuật và thủ công rực rỡ,… được tìm thấy mà ít nhiều chúng ta nghĩ rằng hoặc biết chắc rằng mình sẽ không làm vì thiếu thời gian, năng lượng và nguồn lực, hay thậm chí là động lực. Sau một thời gian, có vẻ như là muốn trở thành cha mẹ Montessori, chúng ta cần phải ở nhà, tổ chức một buổi workshop với đầy đủ các dụng cụ, dành hàng đêm để chuẩn bị nguyên liệu và chắc chắn phải là hội viên kim cương của cửa hàng thủ công hay các nhà sách… Những bậc phụ huynh ở đây đâu đó đã từng gặp phải những điều trên đúng không?

Hôm nay, chúng ta ở đây để cùng trò chuyện về những trăn trở trên. Và một cách rõ ràng, chắc chắn và mạnh mẽ nhất, chúng ta có thể tin tưởng rằng: Không, chúng ta không làm như vậy. Khay hoạt động, học cụ, học liệu thủ công, tài liệu, thẻ ngôn ngữ và trạm hoạt động đều có thể đáng yêu và hữu ích, nhưng chúng không định nghĩa cách nuôi dạy con theo phương pháp Montessori.

Có nhiều cách để nuôi dạy con hiệu quả, và không có cách nào quy định rằng việc nuôi dạy con theo phương pháp Montessori phải thể hiện bề ngoài; xét cho cùng, một trong những điểm mạnh nhất của phương pháp này là Montessori thích nghi với lối sống và văn hóa trên khắp thế giới chứ không phải ngược lại. 

Dù tốt hay xấu, không có hoạt động hay vật phẩm nào để mua (hoặc làm) để có thể tạo nên Montessori cho gia đình chúng ta. Người ta có thể sở hữu toàn bộ chương trình giảng dạy mang hàm nghĩa vật chất nhất mà không cần tiến một bước gần hơn đến triết lý. Thay vào đó, “bí mật” nằm ở cách chúng ta sống, trải nghiệm, tương tác và giao tiếp với con mình. Để trở thành “Phụ huynh Montessori,” có một vài điểm đáng lưu ý sau đây:

Hãy tôn trọng con bạn như chính con là cũng như con người mà con sẽ trở thành. Con có thể còn nhỏ, ngây thơ và thiếu kinh nghiệm, nhưng đồng thời con cũng là một con người được nhận thức đầy đủ, sự khác biệt chính là so với người lớn là con có rất nhiều tiềm năng mà đôi khi chúng ta vô ý quên mất rằng hình hài hiện tại, năng lực hiện tại sẽ còn chuyển hoá rất nhiều vào nhiều năm về sau nữa. Con xứng đáng nhận được sự tôn trọng và phẩm giá như bất kỳ ai khác, và đặc biệt là con xứng đáng nhận được điều đó từ bạn. Đặc biệt, sự nhã nhặn và lịch thiệp không chỉ là điều con cần học mà còn phải được mở rộng để có thể sống cuộc sống của con một cách hoà ái nhất. 

Chia sẻ ngôi nhà và cuộc sống của chúng ta với con hay nói cách khác cho phép con tham gia hết khả năng của mình. Nhu cầu chung của con người là có một vai trò thực sự và có ý nghĩa trong cộng đồng của mình, để thấy được sự khác biệt và ảnh hưởng của chúng ta đối với môi trường xung quanh, và trẻ em cũng không khác về mặt này. Chúng ta có thể bắt đầu từ những hoạt động thường nhật như chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn, nấu ăn. chuẩn bị bàn ăn, rửa dọn, lau nhà, quét nhà, lau bàn,… Ngôi nhà chính là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn con, nuôi dưỡng tình yêu của con và đó là nơi con kết nối trọn vẹn nhất. Thử hỏi nếu một em bé được tham gia và cống hiến công sức của mình cho ngôi nhà của mình thì em bé đó có phải rất yêu mến cuộc sống này không, có phải em bé ấy sẽ tận hưởng từng phút giây được làm chủ chính ngôi và và cuộc sống của mình không? Bức tranh ấy, viễn cảnh tươi đẹp ấy chắc hẳn cha mẹ nào ở đây cũng muốn chạm tới đúng không? Đó là điều hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta trao đến cho trẻ không chỉ tình yêu mà còn là niềm tin tuyệt đối. 

Cho phép con được là chính mình và là chính mình. Độc lập là từ kỳ diệu của triết lý Montessori và nó áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống, không chỉ các kỹ năng thực tế. Suy nghĩ độc lập, làm việc, lựa chọn hoạt động – một đứa trẻ cần được trải nghiệm tất cả những điều đó. Hãy để chúng được ở một mình, đắm chìm trong công việc và vui chơi của riêng mình mà không bị gián đoạn; để vượt qua thử thách của chính con, khám phá ý tưởng và sở thích của con, thậm chí tận hưởng thế giới màu nhiệm của riêng con. Montessori không phải là “tích cực giáo dục” hay tối ưu hóa từng khoảnh khắc thức giấc của con bạn – thực sự là điều xa vời nhất!

Hãy tìm hiểu con để chúng ta có thể ở bên con khi con thực sự cần mình. Chúng ta sẽ không biết tương lai sẽ như thế nào, chúng ta chỉ đang sống và hiện diện ở khoảnh khắc hiện tại, chúng ta cũng không thể đoán trước hay trù tính những khó khăn của con hay những thay đổi ở con. Chúng ta – những bậc cha mẹ tỉnh thức chỉ có thể đặt mình vào trường hợp “Khi điều đó xảy ra, chúng ta nên làm gì?” Chỉ đến lúc chúng ta hiểu bản thân muốn gì, nhu cầu của con ra sao, con đang cảm thấy như thế nào thì việc đồng hành cùng con là điều vô cùng nhẹ nhàng và có thể ví nhẹ nhàng như hơi thở. Hãy nỗ lực hiểu và tôn trọng sự phát triển của con vào bất kỳ thời điểm nào. Không có cách nào tốt hơn để tìm hiểu con hơn là quan sát, cả trực tiếp và gián tiếp.