Phương pháp Montessori không chỉ hiện đại mà còn là nền giáo dục của tương lai

Để trả lời câu hỏi thường gặp này, cho phép tôi kể lại những gì đã từng xảy ra kể từ thời điểm bắt đầu.
Vào năm 1970, một điều kì diệu đã xảy đến. Trong một ngôi nhà tập thể được xây dựng để làm nơi ở cho những gia đình lang thang, một trung tâm đã được thành lập dành cho những trẻ tật nguyền từ 3 đến 6 tuổi. Chúng được giao cho một nữ bác sĩ trẻ – chuyên về Tâm thần học.

Nữ bác sĩ ấy đưa cho những đứa trẻ đó những đồ vật phù hợp về mặt thể chất.

Nhận thấy sự háo hức muốn tự mình làm mọi việc và sự bất bình của trẻ khi điều này không được phép, bà đã chỉ cho trẻ những kỹ thuật chính xác để tự chăm sóc bản thân và làm việc nhà và từ chối những người khác giúp đỡ chúng.

Bà không chỉnh sửa những đứa trẻ ấy khi chúng mắc lỗi mà bà tạo điều kiện để chúng có thể tự nhận ra và tự sửa lỗi.

Bà không phạt trẻ bởi những hành vi thô lỗ mà dạy trẻ kĩ thuật về cách cư xử đúng đắn.

Bà không ra lệnh cho những gì mà trẻ nên làm mà đưa ra những khả năng để trẻ lựa chọn công việc.
Hướng dẫn duy nhất mà bà đưa ra cho trẻ là trẻ không nên làm phiền những trẻ khác đang làm việc.
Những trẻ này trở nên kỉ luật, vị tha, tỉnh táo, tinh tế trong tác phong, có đạo đức, khao khát làm việc, tự chủ và tự tin. Khi trẻ 4 tuổi và 4 tuổi rưỡi, trẻ bắt đầu viết và khi trẻ lên 5, trẻ đọc tất cả những gì trẻ có thể tìm thấy. Không ai dạy trẻ cả – tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên!

Hướng dẫn duy nhất mà bà đưa ra cho trẻ là trẻ không nên làm phiền những trẻ khác đang làm việc.
Những trẻ này trở nên kỉ luật, vị tha, tỉnh táo, tinh tế trong tác phong, có đạo đức, khao khát làm việc, tự chủ và tự tin.

Đó chính là điều kì diệu!

Kỉ luật không nhất thiết phải được áp đặt từ bên ngoài mà đó là kết quả của sự tự chủ trong điều kiện tự do. Được cho đồ chơi, trẻ chọn làm việc. Sự rụt rè của trẻ được thay thế bằng sự tự tin; sự bạo lực của trẻ đã nhường chỗ cho sự chăm sóc đối với môi trường, để yêu cầu không làm đau hoặc tấn công những trẻ khác. Và những đứa trẻ này đã trở nên hợp nhất về mặt nhân cách: thân, tâm và đạo đức.

Đó chính là điều kì diệu!

Bà Montessori đã nhận ra rằng trên tinh thần, những đứa trẻ sống trong điều kiện nô lệ bởi vì không một ai nhận ra được sự phát triển của trẻ được dẫn dắt bởi những quy luật tự nhiên đặc biệt; không ai hiểu rằng để phát triển, trẻ cần sự tự do kèm theo những hoạt động có mục đích. Bà tìm kiếm những đồ vật từ nội thất, dao kéo, v.v phù hợp về mặt thể chất của trẻ nhưng bà không tìm được bất kì thứ gì. “Trẻ là công dân bị lãng quên!”, bà tố cáo.

Nay, câu chuyện của năm 1907 và những năm sau đó nữa kể từ điều kì diệu đầu tiên xảy ra. Khoa học bao gồm cả tâm lý học đã tạo nên những bước tiến vượt bậc và dựa trên nền tảng đó, câu hỏi này luôn được hỏi đi hỏi lại “Liệu phương pháp Montessori trở nên lỗi thời rồi sao? Phương pháp này vẫn khẳng định rằng nó vẫn hiện đại sao?”

Câu trả lời vẫn chưa được đưa ra bởi bà Montessori hay những Nhà giáo Montessori khác câu trả lời đến từ những người khác. Bởi vì sự ảnh hưởng tai hại của hai cuộc Chiến tranh Thế giới, đặc biệt ảnh hưởng đối với những thế hệ trẻ, ngành Tâm lý học đã nỗ lực để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này. Một, làm thế nào để chống lại tình trạng lệch lạc và phạm pháp ngày càng gia tăng ở giới trẻ (đã được Tiến sĩ Montessori dự đoán) và còn lại là làm thế nào để chống lại sự thiếu hiểu biết kinh khủng trước thời đại nguyên tử vốn đòi hỏi toán học và khoa học phải trở thành ‘ngôn ngữ thứ hai’ cho nhân loại. Họ phát hiện ra rằng việc lệch lạc và phạm pháp là do sai sót trong cách đối xử của người lớn với trẻ; để tránh điều đó, cần phải tạo ra những điều kiện có thể thúc đẩy sự hợp nhất nhân cách ngay từ những năm đầu đời; sự thiếu hiểu biết có thể được khắc phục nếu người ta tận dụng được sức mạnh của trẻ em trong những năm đầu đời đó; khuyến nghị của họ là “học sớm”.

Ngôi nhà trẻ thơ Casa dei Bambini đầu tiên được thành lập vào năm 1907.

Những năm trước đó, học sớm và hợp nhất nhân cách được thể hiện bởi những đứa trẻ đầu tiên của trường Casa Dei Bambini là hai điều khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Lỗi thời? Có lẽ. Tuy nhiên, chưa có gì được tìm thấy để đưa ra một giải pháp thay thế khác.

Nếu giáo dục như bà Montessori khuyến nghị nên là một sự trợ giúp đối với những nguồn lực tự nhiên của sự phát triển con người, bất kì sự trợ giúp thành công nào được đưa đến đều bởi quá trình cực kì lỗi thời. Nếu sự phát triển đó hỗ trợ sự hình thành của trí thông minh, lời nói, v.v thì sự trợ giúp đó là hiện đại.
Trong suốt những năm mà phương pháp Montessori tiếp cận đều cho thấy rằng sự thành công của phương pháp cung cấp sự hỗ trợ này. Và đánh giá bởi những lời khuyến nghị của khoa học mà khuyến khích việc tạo ra sự hợp nhất nhân cách và ‘học tập sớm’, phương pháp Montessori không chỉ hiện đại mà còn là nền giáo dục của tương lai.

Nguồn: Được dịch ra từ bài viết “Is Montessori still modern?”

www.indianmontessoricentre.org

Dịch thuật: Cô Hà My – Giáo viên trường mầm non Aurora Montessori.

Thu âm: Cô Hà My – Giáo viên Montessori (được cấp bằng GV Montessori quốc tế bởi IMC).

Podcast #1: Liệu rằng Montessori vẫn hợp thời? Mời ba mẹ cùng nghe